Hotline
0914 070 908
0
Giỏ hàng
(0) sản phẩm

Giải pháp khắc phục sự cố kết nối cáp hiệu quả

01 Tháng 11, 2019
Share:
giai-phap-khac-phuc-su-co-ket-noi-cap-hieu-qua-0

Trong bài viết “Do I really need different cable testing device” đăng trên trang cablinginstall.com cuối tháng 9/2016, mô tả mục đích,khả năng và chênh lệch giá thành giữa các loại máy đo cáp, tác giả có lưu ý rằng: “Việc cải tiến công nghệ làm tăng tương tác giữa lớp vật lý và lớp dữ liệu, giúp nâng cao tốc độ kết nối. Tuy nhiên, kết hợp phức tạp nhiều loại cáp, tín hiệu và giải pháp kết nối trong hạ tầng mạng lại là lý do chính khiến việc đo kiểm trở nên phức tạp hơn.”
Cũng theo bài viết, cách đơn giản nhất để kiểm tra sơ đồ cáp là gửi đi một tín hiệu và kiểm tra những dấu hiệu bất thường như bị sai, đứt gãy hoặc mất dấu. Tuy nhiên, hiện nay có một phương pháp đo kiểm khác được gọi là phản xạ theo miền thời gian, cho phép sơ đồ hóa các sự cố trên cáp, biết được chiều dài cáp và xác định chính xác số lượng lỗi xảy ra. Thiết bị đo này được biết đến với tên gọi máy đo TDR, là một thiết bị đo kiểm không thể thiếu của các kỹ thuật viên. Ngoài ra, loại máy đo này còn có thêm tính năng cao cấp giúp phát hiện được PoE (Power-Over-Ethernet), và xác định được loại thiết bị ở đầu xa của cáp đang kết nối,
chẳng hạn như điện thoại, camera hoặc các thiết bị khác...”

giai-phap-khac-phuc-su-co-ket-noi-cap-1

Khắc phục sự cố cáp đồng

Nhiều năm nay, các kỹ thuật viên thường dùng LED hoặc bộ nháy đèn để kiểm tra sơ đồ chân vì dễ sử dụng và phát hiện các lỗi cơ bản. Tuy nhiên, khi cơ sở hạ tầng ngày càng phức tạp, sử dụng một thiết bị đo kiểm với màn hình LCD sẽ phù hợp với đa số các mô hình lắp đặt và hiệu quả hơn. Không phải dựa vào ánh sáng nhấp nháy để tìm lỗi trên cáp như khi sử dụng LED, thiết bị xác định lỗi có màn hình LCD cung cấp một đồ thị trực quan chi tiết và toàn diện hơn về lỗi trên cáp, giúp tìm lỗi và khắc phục nhanh hơn. Thiết bị đo với màn hình LCD cóthể hiển thị những thông tin như chiều dài cáp, khoảng cách tới điểm ngắn hoặc hở mạch, bấm chéo, sai cặp dây, tốc độ và tình trạng hoạt của cổng kết nối, dịch vụ PoE và thoại.
Hơn nữa, những thiết bị đo kiểm mới hiện nay còn cho phép kỹ thuật viên khắc phục sự cố trên mạng bằng cách nhận dạng lỗi xảy ra ở cả lớp vật lý và ứng dụng dữ liệu, đảm bảo tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng đều hoạt động tốt; đồng thời, hỗ trợ xác định cáp bị đứt gãy, bị chia cặp, kết nối kém hoặc các vấn đề khác về tín hiệu truyền trên cáp.
Dù lắp đặt mới hay xử lý lỗi, bạn đều cần đo kiểm cả mặt vật lý và ứng dụng dữ liệu nhằm đảm bảo hệ thống mạng đang vận hành đúng thông số kỹ thuật. Điều này yêu cầu một mức đo kiểm cao hơn, còn được gọi là kiểm định chất lượng hay đo kiểm truyền dẫn… Trong thực tiễn, việc chứng nhận (theo thông số kỹ thuật cáp quy định trong TIA hoặc ISO/IEC) chỉ được thực hiện sau khi tất cả đã được lắp đặt, kiểm tra và đo kiểm. Nhưng ở một số nơi chưa có đơn vị chứng nhận và thiết bị để thực hiện việc chứng nhận, nên việc có một giải pháp đo kiểm linh hoạt là rất cần thiết. Trong trường hợp này, lựa chọn phù hợp nhất là một thiết bị kiểm định chất lượng cầm tay, cho phép tiến hành các phép đo xác định lỗi trong hệ thống mạng, đồng thời thẩm định một đường truyền Gigabit Ethernet có đáp ứng tiêu chuẩn IEEE 802.3ab hay không.
Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến chi phí cho một thiết bị kiểm định chất lượng chỉ bằng 1/3 so với chi phí của thiết bị chứng nhận.Mặt khác, chi phí cho một nhân viên kỹ thuật chứng nhận sẽ cao gấp hai lần so với nhân viên thực hiện kiểm tra sơ đồ cáp và khắc phục sự cố thông thường với máy đo kiểm định chất lượng cầm tay. Do đó, các nhà thầu hay nhà quản lý cơ sở hạ tầng thường trang bị thiết bị đo kiểm này cho nhân viên của mình.

giai-phap-khac-phuc-su-co-ket-noi-cap-2

Khắc phục sự cố cáp quang

Việc đo kiểm hệ thống cáp quang được chia thành hai loại, được gọi là phép đo Tier 1 và Tier 2. Trong bài viết “The Rise of Tier 2 Testing”, Viavi Solution giải thích về bản chất của Tier 1 là đo kiểm chiều dài cáp quang, tính phân cực và suy hao trên tuyến cáp.“Đo kiểm theo Tier 1 có thể xác định pass hoặc fail, nhưng không thể xác định nguyên nhân hoặc vị trí của lỗi. Đo kiểm theo Tier 2xác định được nguyên nhân, vị trí và số lượng các lỗi, suy hao phản xạ ORL (Optical Return Loss). Thiết bị OTDR được sử dụngđể đo kiểm theo Tier 2”.Viavi cũng bổ sung: “Điều quan trọng là Tier 2 không phải để thay thế Tier 1. Thực hiện đo kiểm phải có chọn lọc, tùy từng điềukiện, hoàn cảnh. Đo kiểm theo Tier 2 cung cấp cái nhìn ở mức độ sâu hơn, không giống các phương pháp đo kiểm sợi quangkhác.”
Bài viết này chủ yếu tập trung vào một số ứng dụng và tính năng nâng cao của OTDR (Optical Time Domain Reflectometer – máyđo phản xạ theo miền thời gian) để xử lý các sự cố xảy ra trên sợi quang.Bằng cách gửi một xung kiểm tra vào sợi quang cần đo, thiết bị OTDR cung cấp khả năng nhìn thấy, đồ thị hóa đường truyền vàbất cứ sự kiện nào trong suốt chiều dài tuyến cáp. Tương tự rada, một phầnnhỏ năng lượng sẽ bị phân tán và phản xạ, một số trong quay về lại bộ thu của thiết bị OTDR. Lượng năng lượng phản xạ này sẽđược thể hiện trên đồ thị bằng cách chuyển đổi thời gian truyền thành khoảng cách, dựa trên tốc độ ánh sáng truyền đi trong sợithủy tinh.
Sử dụng thiết bị OTDR thường được cho là phức tạp và khó khăn đối với kỹ thuật viên. Việc đọc một sự cố trên đồ thị chỉ dễ dàngvới người dùng đã có kinh nghiệm, đặc biệt là các sự cố phức tạp do nhiều yếu tố khác nhau. Thiết lập OTDR để đo kiểm chínhxác đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm. Kỹ thuật viên có thể phải mất nhiều năm để làm chủ được thiết bị, hiểu rõ mình đang kiểm tracái gì và chọn cấu hình cài đặt OTDR phù hợp.Tuy nhiên, các cải tiến công nghệ mới hiện nay đã giúp việc đo kiểm bằng thiết bị OTDR trở nên đơn giản hơn nhiều. Đặc biệt, tínhnăng cấu hình sẵn, đọc đồ thị dễ hơn và tài liệu hóa tốt hơn chính là ưu điểm của các thế hệ OTDR mới, giúp dễ dàng tiến hànhviệc đo kiểm theo Tier 2 so với trước đây. Viavi nhấn mạnh: “Kỹ thuật viên có thể sử dụng các loại OTDR mới dễ dàng, và việc đào tạo cũng đơn giản nhờ vào các cải tiến của phần mềm.”
Hiển thị của OTDR là một đường dốc hạ từ trái sang phải. Mỗi phân đoạn sợi quang được ngăn cách bởi các sự kiện trên liên kết.Đọc OTDR theo phương pháp truyền thống được coi là một thử thách, nhưng các cải tiến phần mềm mới giúp OTDR tạo báo cáođịnh dạng sẵn với các thông tin chi tiết trên sợi quang.
Fluke Networks đã thêm tính năng đo SmartLoop vào thiết bị OTDR của mình. Tính năng này có khả năng đo kiểm hai sợi quangriêng biệt theo cả hai chiều chỉ với một lần đo duy nhất, và chỉ tại một đầu của tuyến cáp. Điều này đồng nghĩa người dùng sẽkhông phải di chuyển từ đầu này đến đầu kia tuyến cáp để thực hiện phép đo theo hai chiều, mà chỉ cần đứng tại một đầu, sửdụng SmartLoop và đo được cả hai chiều của tuyến cáp, giúp các nhà thầu thuận lợi hơn trong các dự án.
Các chuyên gia đều biết rằng để xác định chính xác khi đo kiểm bằng OTDR, phải thực hiện phép đo từ cả hai hướng. Nếu không,có thể dẫn đến việc xác định sai và tốn thời gian để khắc phục sự cố mà tại đó không có lỗi xảy ra. Nhưng khách hàng thườngkhông muốn đo từ cả hai chiều vì vấn đề thời gian và mức độ phức tạp. Công nghệ SmartLoop sẽ giúp thực hiện việc quan trọngnày một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đánh nhãn cáp

Ngoài những cải tiến công nghệ, đơn giản hóa hoặc cải thiện quá trình đo kiểm, Fluke Networks gần đây đã hợp tác với nhà sảnxuất nhãn cáp Brother Mobile Solutions để tạo ra LabelLink, một ứng dụng di động cho phép in nhãn trực tiếp từ dữ liệu trong quátình đo kiểm cáp. LabelLink xây dựng dựa trên phần mềm LinkWare Live của Fluke Networks, với hệ thống quản lý và lưu trữ nềntảng đám mây. Chi tiết về công nghệ này và ứng dụng của nó đã được giới thiệu trong tạp chí Tầm Nhìn Mạng số 26 – bài viết“Giải pháp đánh nhãn không cần nhập dữ liệu”.Theo Brother Mobile Solutions: “Tôn trọng các tiêu chuẩn công nghiệp và thực tiễn trong việc lên kế hoạch và thiết kế mạng dữliệu, cũng như tiêu chuẩn lắp đặt và định danh lớp vật lý trong cơ sở hạ tầng, chúng tôi kêu gọi nên đánh nhãn đúng chuẩn vàchính xác tất cả thành phần cáp và kết nối. Các dự án càng lớn thì việc đánh nhãn càng nhiều và phức tạp hơn, các thành phần
càng phải cụ thể hơn. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế hệ thống, đo kiểm và lắp đặt là rất cần thiết nhằm đảm bảo dựán được triển khai chính xác theo kế hoạch”.
Sử dụng một cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất giúp xóa bỏ nhiều bước trong quá trình đo kiểm, loại bỏ khả năng sai sót, nhầm lẫn,và tránh việc một liên không được đo kiểm hoặc đo kiểm lặp lại nhiều lần. Điều này cũng giúp giảm thiểu lãng phí thời gian khi cácchuyên gia đến và đảm bảo việc đo kiểm được thiết lập đúng. Giải pháp này đặc biệt giá trị với dự án lớn, vì nếu kỹ thuật viên sửdụng nhiều máy đo và nhiều kiểu đánh nhãn, khả năng xảy ra sai sót cũng sẽ tăng lên.
Với những cải tiến và mô tả sản phẩm trong bài viết này, các kỹ thuật viên đo kiểm sẽ có được nhiều phương tiện hiệu quả hơntrong việc xác định, định vị, thậm chí trong một số trường hợp còn giúp ngăn ngừa lỗi xảy ra, làm suy giảm hiệu suất của hệ thống cáp.

 

Ý kiến bạn đọc